Thuật ngữ DePin hiện được lan truyền trong cộng đồng Crypto với tốc độ chóng mặt, khi nhiều người cho rằng DePin sẽ dẫn đầu xu thế trong năm 2024-2025 sắp tới. Vậy DePin là gì? Tại sao DePin lại trở thành xu hướng trong thị trường hiện này? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
DePin là gì?
DePIN (Mạng lưới hạ tầng vật lý phi tập trung) là một thuật ngữ mô tả những dự án nhằm xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng sử dụng công nghệ blockchain. Điều này có nghĩa là DePIN hoạt động như một cầu nối, kết nối giữa các nhà cung cấp cơ sở hạ tầng với những khách hàng đang tìm kiếm và có nhu cầu về những dịch vụ hoặc tài nguyên hạ tầng cụ thể. Thực chất, nó mở ra một cách tiếp cận mới, giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý và phân phối các nguồn lực hạ tầng.
Ví dụ: Đối với mô hình hoạt động của Grap. Trong đó tài xế là người cung cấp cơ sở hạ tầng phương tiện di chuyển và Grap là mạng lưới kết nối tài xế với những khách hàng có nhu cầu đi lại.
Các dự án DePIN có mô hình hoạt động tương tự như những mô hình truyền thống thông thường khác và kết hợp sử dụng thêm công nghệ blockchain nên quy trình giao dịch giữa người dùng khách hàng đều minh bạch và không chịu sự quản lý bởi bên thứ ba.
Cơ sở hạ tầng của các dự án DePIN được chia làm hai loại:
- Physical Resource Networks (PRNs): Là những dự án DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan tới phần cứng như Hotspot để cung cấp WiFi, 5G… hoặc Drive cung cấp cơ sở hạ tầng về xe cộ, taxi…
- Digital Resource Networks (DRNs): Là những dự DePIN cung cấp cơ sở hạ tầng liên quan tới dữ liệu. Ví dụ như băng thông, dung lượng lưu trữ (Data storage), VPN…
Cơ chế hoạt động của DePin như thế nào?
DePin sử dụng công nghệ Blockchain và cơ chế trả điểm thưởng bằng tiền điện tử để thúc đẩy mọi người trên thế giới chung tay xây dựng, vận hạnh các mạng vật lý mà không chịu sự chi phối hay quản lý từ một công ty bên thứ 3. Để có thể duy trì và phát triển, Depin cần có 4 yếu tố cốt lõi sau đây:
- Mạng cơ sở hạ tầng vật lý: DePIN yêu cầu cơ sở hạ tầng vật lý, đó có thể là bất cứ thứ gì từ bộ cảm biến, bộ định tuyến internet cho đến bảng điều khiển năng lượng mặt trời,…
- Cơ sở hạ tầng điện toán ngoài chuỗi: DePIN dựa vào các phần mềm điện toán trung gian để kết nối dữ liệu với thế giới vật lý và blockchain
- Token Incentives: Những người tham gia đóng góp phát triển DePIN sẽ được trả thưởng khuyến khích bằng tiền điện tử. Việc này thúc đẩy họ xây dựng mạng phát triển từ những bước đầu để dự án có thể tạo ra doanh thu về sau.
- Người dùng cuối: Sau khi dự án được thiết lập hoàn chỉnh, người dùng muốn truy cập để sử dụng các tài nguyên, dịch vụ của DePIN sẽ cần phải trả phí.
Điểm khác biệt giữa DePIN và mô hình truyền thống Sharing Economy
Mô hình hoạt động của DePIN đã có vào năm 2021 với nhiều tên gọi khác nhau, như MachineFi, Proof of Physical Work, EdgeFi…
Đến cuối năm 2022, Messari quyết định cuộc thăm dò ý kiến cộng đồng, nhằm mục đích thống nhất tên gọi của mô hình hoạt động này. Cuối cùng, cộng đồng đã chọn DePIN.
Mô hình hoạt động truyền thống giống với DePIN là Sharing Economy (nền kinh tế chia sẻ). Khi một bên cung cấp tài nguyên, hàng hoá… và bên còn lại chia sẻ mạng lưới thông tin, khách hàng. Sau đó, cả hai có thể cùng phân chia lợi nhuận với nhau. Mô hình này được sử dụng ở những nền tảng nổi tiếng như Airbnb, Shopee, eBay…
Tuy nhiên, nhược điểm của Sharing Economy là tính phân quyền vì mô hình kinh doanh, lợi ích của người cung cấp phụ thuộc hoàn toàn về một hướng – bên chia sẻ mạng lưới.
Ví dụ ở trường hợp Grab, theo báo Vietnamnet, Grab được phép tăng mức chiết khấu từ 22% lên 25% và thậm chí đạt mức 28% vào thời điểm cuối năm 2018 – 2019. Khiến lợi nhuận hàng tháng của cánh tài xế giảm 50%, ảnh hưởng lớn tới thu nhập của họ.
DePIN ra đời nhằm mang lại sự phi tập trung tới mô hình Sharing Economy, thông qua việc sử dụng khả năng quản trị của token (token governance) để đem lại tính công bằng cho bên cung cấp và bên chia sẻ.
Ví dụ trong trường hợp nếu Grab ứng dụng DePIN, tài xế có thể nhận token của Grab thông qua hoạt động chở khách. Sau đó, các token này có giá trị quy đổi tiền mặt, đồng thời cho phép cánh tài xế có thể tham gia biểu quyết, quản trị dự án của bên chia sẻ ứng dụng, thông tin.
Những ưu điểm và nhược điểm của DePin
Ưu điểm và lợi ích của DePIN
Tương lai của DePIN hứa hẹn những phát triển đáng kể về cơ sở hạ tầng vật lý và công nghệ blockchain. Với sự tăng trưởng nhanh chóng của các thiết bị thông minh và dApps, DePIN có tiềm năng lớn mạnh và trở nên phổ biến hơn nữa.
Dưới đây là một số ưu điểm của DePIN so với cơ sở hạ tầng vật lý truyền thống:
- Phi tập trung: Một trong những ưu điểm chính của DePIN chính là chuyển từ mô hình tập trung sang phi tập trung, loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào một thực thể hoặc tập đoàn lớn để thiết lập và duy trì cơ sở hạ tầng.
- Mô hình “nền kinh tế chia sẻ”: DePIN áp dụng nguyên tắc chia sẻ. Chi phí và trách nhiệm thiết lập, duy trì cơ sở hạ tầng được phân bổ giữa những người tham gia cung cấp (nhà cung cấp dịch vụ), tạo ra một môi trường công bằng và tối ưu chi phí.
- Giá cả hợp lý: Người dùng các dịch vụ do DePIN cung cấp có thể được hưởng mức chi phí thấp hơn so với mô hình truyền thống vì không có một đơn vị trung gian nào chi phối giá cả.
- Không cần cấp phép: Bất kỳ ai cũng có thể tham gia đóng góp tài nguyên của mình cho DePIN. Về phía người dùng, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng dịch vụ do DePIN cung cấp miễn là họ trả phí.
- Mở rộng đổi mới thị trường: Bằng cách loại bỏ những rào cản gia nhập thị trường liên quan đến cơ sở hạ tầng truyền thống, DePIN thúc đẩy sự cạnh tranh trên thị trường vốn trước đây được thống trị bởi các doanh nghiệp lớn.
- Phổ biến việc áp dụng tiền điện tử: Mô hình khuyến khích trả thưởng bằng tiền điện tử cho người đóng góp cũng là một cách hữu hiệu để thúc đẩy việc áp dụng tiền điện tử hàng loạt trong thế giới thực.
Nhược điểm của DePin
Mặc dù nhiều người quan tâm và hào hứng ở “ngách’ DePIN bởi tính phi tập trung và tối ưu hóa nguồn vốn của nhiều người, DePIN hiện vẫn phải đối mặt với những thử thách tương đối lớn.
Đầu tiên, số lượng dự án DePIN tại thị trường crypto còn tương đối ít so với những mảng như GameFi, Lending/Borrowing… DePIN hiện chỉ có hơn 61 dự án với tổng hoá khoảng 11 tỷ USD, một con số tương đối bé khi đã hình thành từ 2021.
Điều này chứng tỏ DePIN đang đối mặt với rào cản về sự phát triển trong mô hình hoạt động, đi doanh thu chưa đủ bền vững và có thể gặp phải rào cản về pháp lý và công nghệ.
Ngoài ra, tương tự như những mảng blockchain gaming hoặc RWA, khả năng tiếp cận người dùng của DePIN tương đối khó khăn, bởi rào cản về công nghệ blockchain cùng với kiến thức không gian Web3 khá mới với người dùng.
Tại sao DePin lại trở thành xu hướng trong thị trường Crypto?
Trong năm 2023, mảng DePin có bước tiến lớn khi được đầu tư 1 tỷ USD, dẫn đầu bở FileCoin và Helium khi gọi vốn thành công tổng 500 triệu USD. Mặc dù số tiền chưa cao so với những mảng khác như Gaming hoặc Lending/Borrowing, DePin cẫn đang dần chứng to vị thế của mình tại thị trường Crypto.
Ngoài ra, trong giai đoạn downtrend với hàng loạt dự án NFT, DEX, Blockchain… có doanh thu giảm đáng kể, DePIN cũng rơi vào trạng tương tự. Tuy nhiên, trong khi doanh thu của những dự án NFT, DEX… tụt giảm 70-75%, các dự án DePIN chỉ giảm 20-60%, một con số tương đối tốt trong giai đoạn bear market.
Một điểm lưu ý là đa phần dự án DePIN đều được xây dựng hệ sinh thái Solana – một mạng lưới có tính mở rộng tốt và hiệu suất cao. Không những vậy, Solana gần đây đang tích cực nâng cấp phần mềm và phần cứng của mạng lưới để nâng cao hiệu suất, điều này dẫn đến những dự án DePIN cũng được hưởng lợi và phát triển theo mạng lưới.
Cuối cùng, theo một số chuyên gia, công nghệ và mô hình hoạt động của DePIN có thể vượt xa so với những công nghệ ở thời điểm hiện tại.
Điển hình có thể kể đến Hivemapper, khi tận dụng tính phi trung của công nghệ blockchain để cung cấp các dữ liệu liên quan tới không gian địa lý.
Hệ sinh thái DePIN
Các dự án DePIN hiện được chia thành hai loại là PRNs với thiên hướng về cơ sở hạ tầng phần cứng, và DRNs với mục đích cung cấp cơ sở hạ tầng dữ liệu. Đối với mảng PRNs, một số dự án nổi bật có thể kể đến như:
- Helium: Dự án cung cấp hạ tầng về LoRaWan, một công nghệ được tạo ra bởi “phần cứng” gateway giúp người dùng kết nối Internet mà không tốn nhiều dung lượng. Helium còn phát triển sản phẩm khác như 5G, 3G… Ngoài ra, với mạng lưới phát triển, Helium đang được định giá hơn 1 tỷ USD.
- Hivemapper: Dự án đã gọi vốn 25 triệu USD trong năm 2023, với mô hình khá độc đáo khi người dùng sử dụng dashcam để đóng góp dữ liệu cho Hivemapper và nhận thưởng token HONEY. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được tổng hợp thành bản đồ địa lý.
Tại mảng DRNs, người dùng có thể thấy sự áp đảo đến từ những dự án như:
- Filecoin: Dự án DePIN về cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu, khuyến khích người dùng cung cấp dung lượng để phục vụ cho người dùng có nhu cầu lưu trữ. Filecoin là dự án khá lớn trong thị trường crypto với vốn hoá (FDV) từng đạt mức 300 tỷ USD. Và tính đến năm 2023, Filecoin cũng đã gọi vốn tới 250 triệu USD (theo Messari).
- The Graph: Dự án cung cấp cơ sở hạ tầng về Index và truy vấn dữ liệu của các blockchain. The Graph khuyến khích nhà phát triển xây dựng API để người dùng có thể truy vấn dữ liệu.
Nhìn chung, các dự án DePIN có thiên hướng xây dựng về DRNs khi mô hình kinh doanh và doanh thu của những dự án như Filecoi, Render, Theta… là không thể bàn cãi nếu so với các dự án ở PRNs.
DePIN trend hứa hẹn một sự thay đổi lớn trong cách chúng ta tương tác hàng ngày với công nghệ và cơ sở hạ tầng.